What's new
Tiêu Dật Tài / Forum

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Bệnh thiếu xương và loãng xương- Những điều cần biết

hangmy123

Member
Để có cách ứng phó với 2 căn bệnh này hiệu quả, người bệnh phải phân biệt được thiếu xương và loãng xương đúng đắn.


Khái niệm loãng xương và thiếu xương

1. Loãng xương

Loãng xương là bệnh xương chuyển hóa tiến triển, làm giảm mật độ xương (tức là khối lượng xương trên một đơn vị thể tích) kèm theo sự suy giảm cấu trúc xương; từ đó làm giảm đi khối lượng xương, xương khớp yếu đi và dễ bị chấn thương hơn bình thường. Nếu tiến triển nặng, loãng xương có thể gây giảm chiều cao, gù vẹo lưng, còng lưng, đau nhức nhiều…

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng loãng xương là do thiếu hụt Canxi và các vitamin D, Magie và các khoáng chất cần thiết khác. Và theo thống kê, phụ nữ có tỉ lệ bị loãng xương cao hơn so với nam giới.

trieu-chung-va-cach-phan-biet-thieu-xuong-va-loang-xuong.jpg


2. Thiếu xương

Thiếu xương được hiểu là tình trạng khối xương hoặc mật độ xương thấp hơn bình thường; sự giảm sút này thường không được xem là quá nghiêm trọng so với tình trạng loãng xương. Nhưng đây là một yếu tố nguy cơ cao dẫn đến loãng xương ở nhiều người.

Đa phần các trường hợp thiếu xương gặp ở người từ 45 tuổi trở lên; và mật độ xương đo được thấp hơn bình thường, giảm sức mạnh và khả năng chịu lực của xương, nhưng chưa phải là loãng xương


Cách giúp phân biệt thiếu xương và loãng xương

Hiện nay, cách phân biệt thiếu xương và loãng xương chính xác nhất ở giai đoạn sớm là đến các cơ sở y tế chuyên khoa để đo mật độ xương.

+ Thông qua máy móc hiện đại, bác sĩ sẽ tiến hành đo mật động xương (BMD) hay còn được gọi là đo mức độ loãng xương, từ đó mới có thể chẩn đoán được bạn bị thiếu xương hay đã tiến triển nặng đến giai đoạn loãng xương.

+ Bên cạnh đó, việc đo mật độ xương cũng cho phép đo được mức canxi trong xương; nhờ đó các bác sĩ cũng có thể tiên lượng đánh giá được nguy cơ gãy xương hay chỉ là bạn có khối lượn xương thấp (thiếu xương) để có biện pháp cải thiện.

➯ Thực tế, đo mật độ xương là phương pháp đơn giản, không xâm lấn nên không gây đau đớn, không làm chảy máu, không để lại tác dụng phụ nào. Thường thì quá trình đo mật độ xương nhanh chóng, chỉ diễn ra trong vòng vài phút. Bạn có thể tiến hành đo mật xương tại những bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa xương khớp, chi phí thường bình dân và hợp lý, vừa túi tiền hầu hết bệnh nhân.

trieu-chung-va-cach-phan-biet-thieu-xuong-va-loang-xuong2.jpg


Bên cạnh đó, bác sĩ có thể thực hiện một số thăm khám, xét nghiệm khác để củng cố chẩn đoán:

++ Xét nghiệm máu và nước tiểu: Nhằm kiểm tra nội tiết tố, tìm các yếu tố nguy cơ dẫn đến loãng xương như là thiếu vitamin, canxi hay khoáng chất.

++ Chụp X-Quang: Nhằm quan sát cấu trúc tổng thể xương khớp, cấu tạo và hình dạng của khớp

++ Chụp cắt lớp CT Scan: Mục đích quan sát rõ kích thước xương, hình dạng của ống sống và các tổ chức cấu trúc gân, cơ quanh nó.

++ Chụp cộng hưởng từ MRI: Xem xét và chẩn đoán hình ảnh xương khớp không gian 3 chiều, phát hiện chính xác tình trạng thoái hóa hoặc khối u.

++ Đo hấp thụ tia X (năng lượng) kép: Đây là biện pháp quan trọng để chẩn đoán mức độ thiếu xương, loãng xương, từ đó sẽ có sự can thiệp phù hợp.

Nguồn ** https://dakhoahoancautphcm.vn/trieu-chung-va-cach-phan-biet-thieu-xuong-va-loang-xuong.html

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu
 
Top