What's new
Tiêu Dật Tài / Forum

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Hướng dẫn trị dứt điểm nứt kẽ hậu môn từ chuyên gia

hoancau

Member
Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý rất thường xuyên xảy ra, nhất là người bị táo bón, tiêu chảy, có chế độ ăn uống – sinh hoạt không khoa học. Do đó, sau điều trị căn bệnh này việc chăm sóc cũng như thay đổi lối sống có ý nghĩa quan trọng trong giúp bệnh nhanh hồi phục, ngăn ngừa tái phát. Dưới đây chuyên gia hướng dẫn khắc phục hậu nứt kẽ hậu môn. Cùng tham khảo ngay nhé!

TỔNG QUAN VỀ BỆNH NỨT KẼ HẬU MÔN
Nứt hậu môn là tình trạng ở niêm mạc ống hậu môn hoặc vùng da xung quanh lỗ hậu môn xuất hiện các vết nứt/rách theo chiều dọc niêm mạc, chiều dài từ 0,5-2cm. Đây là một trong những nguyên nhân điển hình gây đau rát hậu môn và chảy máu khi đại tiện

Triệu chứng nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn thường bị nhiều người nhầm lẫn với bệnh trĩ. Tuy nhiên đây là 2 bệnh khác nhau. Người bệnh có thể nhận biết sớm nứt kẽ hậu môn thông qua các dấu hiệu, biểu hiện sau:
+ Đại tiện có cảm giác đau rát. Nếu hậu môn có vết nứt dài hoặc nhiều vết nứt thì cơn đau sẽ dữ dội hơn.
+ Cơn đau hậu môn có thể chấm dứt ngay sau đại tiện hoặc đau âm ỉ kéo dài nhiều giờ sau đó.
+ Sau đại tiện thấy có máu lẫn trong phân, thấm trên giấy vệ sinh.
+ Cảm thấy ngứa ngáy ở trong ống hậu môn hoặc vùng da xung quanh hậu môn kích ứng, ngứa ngáy, rỉ dịch vàng hoặc ít máu từ vết nứt.
+ Có thể thấy một hoặc nhiều vết nứt ở vùng da xung quanh hậu môn.
+ Tại vị trí vết nứt có thể xuất hiện u cục hoặc mảnh da thừa kích thước nhỏ
chuyen-gia-huong-dan-khac-phuc-hau-nut-ke-hau-mon.jpg



Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn
● Phần lớn nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn là do táo bón, phân khô cứng, khi đại tiện rặn mạnh. Sự di chuyển chậm và cọ xát của phân vào niêm mạc ống hậu môn gây chảy máu, giãn đứt quá mức và hình thành những vết nứt/rách. Thường gặp ở những người ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên xào, ăn ít chất xơ, thói quen đại tiện không đúng cách, lười vận động…
● Bên cạnh đó, một số nguyên nhân phổ biến khác gây nứt hậu môn bao gồm: Viêm xơ cơ thắt trong hậu môn, viêm nhiễm trùng hậu môn, quan hệ hậu môn, tiêu chảy mãn tính…
● Nguyên nhân khác: Thiếu máu tại chỗ làm ổ vết loét không lành, Bệnh Crohn, HIV, lao hậu môn, sau mổ cắt trĩ, hẹp hậu môn, sau khi rặn sinh, ung thư hậu môn- trực tràng…

Biến chứng của bệnh nứt hậu môn
Nứt kẽ hậu môn nếu phát hiện và chữa trị sớm thì không quá nghiêm trọng. Nhưng nếu tình trạng bệnh kéo dài trên 6 tuần hoặc tái phát liên tục thì đây là giai đoạn nứt kẽ hậu môn mãn tính, gây rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt cuộc sống. Thậm chí để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, cần phẫu thuật điều trị.
+ Gây đau đớn, ngứa, tiết dịch… dẫn đến bội nhiễm ở hậu môn
+ Suy giảm ham muốn tình dục, rạn nứt tình cảm
+ Tình trạng nứt kẽ hậu môn tái phát liên tục, gây “ám ảnh” cho người bệnh khi đại tiện
+ Vết nứt ở hậu môn ngày càng sâu, rộng; lan tới cơ thắt vòng hậu môn khiến vết nứt khó lành.
+ Biến chứng gây áp-xe hậu môn, rò hậu môn, đại tiện mất tự chủ
chuyen-gia-huong-dan-khac-phuc-hau-nut-ke-hau-mon1.jpg



PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NỨT KẼ HẬU MÔN HIỆU QUẢ
Hiện nay, có nhiều cách chữa trị nứt kẽ hậu môn, dựa trên tình hình cụ thể của bệnh nhân (mức độ bệnh, cơ địa) mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Thông thường phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn sẽ bao gồm 2 hướng sau:

Điều trị nội khoa (không phẫu thuật)
+ Chỉ định điều trị cho trường hợp nứt kẽ hậu môn nhẹ, vết nứt non, chưa có nhiễm trùng
Các loại thuốc điều trị có thể bao gồm:
+ Dùng thuốc làm mềm phân, nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón
+ Các loại kem bôi ngoài làm giảm khó chịu từ vết nứt như là: Anusol-HC, oxit kẽm…
+ Thuốc chẹn kênh calci (nifedipin; diltiazem) dạng uống hoặc nghiền thành dạng gel và bôi vào vết nứt để làm giảm co thắt hậu môn, hỗ trợ giúp vết nứt nhanh lành.
+ Thuốc bôi nitroglycerin giúp giãn mạch, giảm đau và tăng cường máu đến vết nứt, giúp vết thương nhanh lành, đồng thời giảm áp lực cơ thắt hậu môn
+ Tiêm Botox: Tiêm liều nhỏ Botox vào cơ vòng hậu môn làm liệt các cơ thắt trong vài tháng, gây giãn cơ thắt.
Điều trị nội khoa có những ưu điểm như: có thể được bác sĩ tư vấn điều trị tại nhà, phối hợp nhiều nhóm thuốc với nhau để gia tăng hiệu quả.
Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ không mong muốn, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định điều trị từ bác sĩ. Tuyệt đối không mua và sử dụng tùy tiện tại nhà, tăng/giảm liều dùng hay ngưng thuốc khi thấy bệnh thuyên giảm.

Phẫu thuật điều trị nứt kẽ hậu môn
Nếu đã được điều trị nội khoa nhưng các triệu chứng vẫn không thuyên giảm. Hoặc bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn mãn tính, triệu chứng nặng thì có thể phải can thiệp phẫu thuật điều trị. Các phương pháp bao gồm:

chuyen-gia-huong-dan-khac-phuc-hau-nut-ke-hau-mon2.jpg


+ Nong hậu môn (ngăn ngừa lỗ hậu môn bị chít hẹp)
+ Cắt bỏ vết nứt rồi khâu lại
+ Phong bế ổ nứt kẽ
+ Mở cơ thắt trong bằng hoá chất
+ Phối hợp cắt bỏ vết nứt và mở cơ thắt trong
+ Cắt cơ vòng kết hợp tạo hình hậu môn
+ Kỹ thuật HCPT tiên tiến – điều trị nứt kẽ hậu môn mãn tính
Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn yêu cầu thực hiện tại những cơ sở chuyên khoa hậu môn – trực tràng lớn, uy tín, có bác sĩ tay nghề giỏi và giàu kinh nghiệm thực hiện để đảm bảo an toàn, hiệu quả, phòng ngừa các biến chứng và rủi ro có thể xảy ra.

HƯỚNG DẪN KHẮC PHỤC HẬU NỨT KẼ HẬU MÔN
Trong và sau điều trị nứt kẽ hậu môn, việc chăm sóc sức khỏe nhất là vùng hậu môn là cực kỳ quan trọng, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi cũng như ngăn ngừa biến chứng và tái phát. Dưới đây là hướng dẫn khắc phục hậu nứt kẽ hậu môn.
+ Vệ sinh hậu môn sạch sẽ hằng ngày bằng nước sạch hoặc nước ấm pha loãng, sau đó lau lại bằng khăn mềm, giữ vùng hậu môn luôn khô ráo
+ Ngâm hậu môn với nước ấm: Nếu điều trị nội khoa thì mỗi ngày kết hợp ngâm nước ấm khoảng 10-15 phút trước khi đi ngủ hoặc sau khi đại tiện xong giúp cơ thắt hậu môn được thư giãn.
+ Tăng cường vận động, tránh ngồi nhiều. Có chế độ tập luyện thể dục, hoạt động hàng ngày một cách khoa học…
+ Tránh sử dụng xà phòng thơm, chất tạo bọt để vệ sinh hậu môn hay dùng nước hoa vùng kín trong thời gian này vì có thể gây ngứa và kích ứng hậu môn.
chuyen-gia-huong-dan-khac-phuc-hau-nut-ke-hau-mon3.jpg


+ Bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống để tránh táo bón (tốt nhất là từ 20-35gram mỗi ngày); tránh các đồ ăn chứa nhiều dầu, mỡ, chiên xào, cay nóng… gây khó tiêu, chướng bụng hoặc kích ứng hậu môn.
+ Uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít mỗi ngày để cơ thể hoạt động trao đổi chất tốt, ruột “trơn tru” hơn. Tránh uống thức uống có gas, cồn, caffein
+ Không nên nhịn đại tiện. Nên đi cầu ngay khi mắc, tập thói quen đại tiện cố định vào một thời điểm trong ngày. Tư thế ngồi đại tiện đúng cách.
+ Không nên ngồi trong toilet quá lâu để lướt web, xem phim, đọc báo… vô tình tăng áp lực lớn lên ống hậu môn.
+ Nếu có triệu chứng táo bón hay tiêu chảy, cần tiến hành điều trị ngay. Đồng thời có thể tham khảo bác sĩ sử dụng thuốc nhuận tràng để giúp làm mềm phân khi cần thiết.
+ Thực hiện tái khám hậu môn – trực tràng theo lịch hẹn của bác sĩ. Và tái khám theo dõi định kỳ.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN CẦU
- Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ
- Địa chỉ phòng khám: 80-82 Châu Văn Liêm, P.11, Q.5, TP.HCM
- Website: Phòng khám đa khoa Hoàn cầu
- Hotline tư vấn: (028) 3923 9999

Xem thêm thông tin về chúng tôi:
+ Báo Tiền Phong: Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu TPHCM - Luôn vì sự hài lòng của mọi bệnh nhân
+ Dân Trí: Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu - Địa chỉ “vàng” chăm sóc sức khỏe toàn diện
+ Báo Lao Động: Phòng khám Đa Khoa Hoàn Cầu: Chữa bệnh xương khớp bằng y học cổ truyền
+ Báo Gia Đình: Phòng khám Đa Khoa Hoàn Cầu: Khám chữa bệnh tận tâm – không lo về chi phí
+ Tin tức 24h: Phòng khám Đa Khoa Hoàn Cầu - Địa chỉ cắt bao quy đầu uy tín, chất lượng
+ Báo Pháp Luật: Khám nam khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu thế nào?
 
Top