What's new
Tiêu Dật Tài / Forum

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Kinh nguyệt không đều sau sinh nguy hiểm đừng xem thường

Sau khi sinh, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi, trong đó thường gặp nhất là tình trạng Kinh nguyệt không đều sau sinh nguy hiểm đừng xem thường. Điều này gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho nhiều chị em bởi một phần lo sợ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản lần sau; một phần rối loạn kinh nguyệt cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề “rắc rối”. Để hiểu rõ về tình trạng này, cùng đi vào tìm hiểu những thông tin do chuyên gia phụ khoa tư vấn ngay dưới đây.

KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU SAU SINH: BIỂU HIỆN, NGUYÊN NHÂN
Rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều sau sinh là tình trạng phổ biến. Song rất nhiều chị em không biết rõ nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này; cũng như các triệu chứng ở mỗi người cũng có sự khác nhau… điều này dễ dẫn đến tâm trạng lo lắng cho chị em phụ nữ.

➤ Biểu hiện kinh nguyệt không đều sau sinh
♦ Vòng kinh nguyệt bất thường
Ở phụ nữ bình thường, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 28-32 ngày và số ngày ra máu trung bình từ 3-7 ngày. Nếu chu kỳ kinh quá ngắn (dưới 28 ngày) hoặc quá dài (trên 32 ngày); số ngày ra máu kinh dưới 3 ngày hoặc trên 7 ngày… đều là dấu hiệu cho thấy bạn bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Mất kinh sau khi sinh quá lâu
Đối với những chị em sinh thường, cho con bú thời gian có kinh lại là từ 6 tháng - 1 năm; còn đối với sinh mổ thì sẽ có kinh lại sớm hơn (thường là 2-3 tháng). Tuy nhiên, nếu sau 1 năm mà chị em vẫn chưa có kinh thì đây thực sự là một vấn đề đáng lo ngại, không nên chủ quan.
kinh-nguyet-khong-deu-sau-sinh-va-nhung-anh-huong-suc-khoe-tieu-cuc.jpg

Máu kinh khác thường
Thông thường máu kinh sẽ đỏ tươi, hoặc đỏ thẫm. Nhưng nếu sau sinh, bạn nhận thấy máu kinh ra có màu nâu, đen và có hiện tượng vón cục; kèm theo tình trạng nguyệt san “ghé thăm” sớm hoặc muộn khác thường, thì bạn có thể bị vấn đề “rắc rối” về kinh nguyệt sau sinh.
Đau bụng kinh dữ dội
Đây là biểu hiện có thể xuất hiện trước hoặc đang hành kinh và thường sẽ có xu hướng giảm dần cho đến hết kỳ kinh. Tuy nhiên, nếu cơn đau của bạn lúc này là đau dữ dội, đau quằn quại… thì đây là dấu hiệu cần đi khám bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán.
♦ Đau ở đầu vú
Thông thường, đây là biểu hiện của tình trạng rối loạn nội tiết tố (gây rối loạn kinh nguyệt) và thường gặp nhất ở phụ nữ kinh nguyệt không đều sau sinh.
♦ Ngoài ra, chị em còn có thể gặp một số triệu chứng khác như: đau lưng, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, chán ăn…

➤ Những nguyên nhân thường gặp gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Theo các chuyên gia y tế, thời gian hành kinh trở lại sau khi sinh ở phụ nữ khá thất thường và cũng khác nhau ở mỗi người; do lối sống, nuôi con bằng sữa mẹ hoặc lượng hormone trong cơ thể. Cụ thể như sau:
♦ Thay đổi hormone nội tiết tố
Ngay từ khi mang thai cho đến giai đoạn sinh nở, cơ thể người phụ nữ đã có nhiều thay đổi để nuôi dưỡng thai và tiết ra sữa để nuôi con… chính điều này dẫn đến sự mất cân bằng hormone, kinh nguyệt bị rối loạn; thông thường là sau sinh vài tháng do cơ thể chưa hoàn toàn bình phục.
♦ Phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ
Quá trình sản xuất sữa từ tuyến vú là Prolactin được sản xuất nhiều do hormone chịu trách nhiệm. Chính điều này sẽ gây ức chế quá trình rụng trứng, tác động đến hoạt động của buồng trứng và chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ… dẫn đến tình trạng chậm kinh, kinh không đều.
♦ Cơ thể thay đổi sau mang thai
Việc tăng cân, bong tróc da, rạn da… sau giai đoạn mang thai. Đặc biệt là việc tăng cân khó kiểm soát do chế độ bồi bổ cơ thể sau sinh cho con bú và nằm nhiều ít vận động. Hoặc một số chị em phụ nữ có xu hướng gầy/ sụt cân sau sinh do stress, thiếu ngủ… chính điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi hormone.
kinh-nguyet-khong-deu-sau-sinh-va-nhung-anh-huong-suc-khoe-tieu-cuc1.jpg

♦ Do mắc bệnh phụ khoa
Trong quá trình sinh nở, chị em có thể phải rạch tầng sinh môn. Do đó, nếu sau sinh vấn đề vệ sinh không kỹ lưỡng, sạch sẽ… thì rất dễ bị vi khuẩn, nấm tấn công gây viêm nhiễm (viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu). Đây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến kinh nguyệt bất thường sau khi sinh.
♦ Do tâm lý
Sau khi sinh nhiều phụ nữ gặp áp lực, stress sau sinh do chăm sóc con cái; bản thân thường xuyên mệt mỏi, cáu giận, chán nản,... cũng là nguyên nhân khiến nội tiết rối loạn, khiến kinh nguyệt không đều, rối loạn sau sinh.
Hơn nữa, nếu tâm lý bị tác động tiêu cực trầm trọng cũng sẽ tác động đến vùng dưới đồi, trực tiếp là tuyến yên, buồng trứng, hệ trục nội tiết não bộ… điều này khiến sự sản xuất hormone sinh dục tại buồng trứng bất thường, kết quả là chị em bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài.

NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC DO KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU SAU KHI SINH
Sau khi sinh con, cơ thể phụ nữ cần một thời gian nhất định để ổn định lại lượng hormone; do đó chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể bị rối loạn (dài hoặc ngắn hơn bình thường; thời gian hành kinh thay đổi). Do đó, các mẹ cũng không nên quá lo lắng về vấn đề kinh nguyệt sau khi sinh và cho con bú, bởi đây là vấn đề biến đổi nội tiết tố mà nhiều người gặp phải.
Tuy nhiên, nếu tình trạng kinh nguyệt không đều sau khi sinh kèm theo những dấu hiệu bất thường sau; chị em cần chủ động đi khám càng sớm càng tốt:
♦ Thời gian hành kinh kéo dài, rong kinh (có thể từ 8-14 ngày) khiến cơ thể mệt mỏi
♦ Lượng máu kinh ra nhiều, có cục máu đông hoặc máu màu nâu/ đen/ sẫm… điều này cho thấy nội mạc tử cung bị tổn thương, viêm đường sinh dục
♦ Chu kỳ kinh nguyệt tháng có tháng không; chu kỳ kinh có thể kéo dài từ 40, 45 ngày hoặc hơn
kinh-nguyet-khong-deu-sau-sinh-va-nhung-anh-huong-suc-khoe-tieu-cuc2.jpg

♦ Máu kinh ra lốm đốm giữa các kỳ kinh, có mùi hôi; vùng kín ngứa ngáy, đau rát khi quan hệ tình dục… có thể do viêm nhiễm phụ khoa
♦ Rối loạn kinh nguyệt đi kèm với biểu hiện đau bụng kinh dữ dội
♦ Đặc biệt chú ý, với những trường hợp sau khi sinh trên 1 năm đến 2 năm mà vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại thì bạn cần đi khám ngay lập tức.

CÁCH CẢI THIỆN HIỆU QUẢ TÌNH TRẠNG KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU SAU SINH
Kinh nguyệt không đều sau sinh là tình trạng thường gặp, song nhiều chị em lại không biết nên đối phó như thế nào? Các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu đưa ra một số lời khuyên giúp chị em cải thiện chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn, bằng cách:

► Xây dựng lối sống lành mạnh lành mạnh:
  • Không nên ăn kiêng hoặc ăn uống “vô độ”... Phải xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giảm cân từ từ theo phương pháp hợp lý để tránh gây rối loạn nội tiết tố.
  • Bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể mỗi ngày (ít nhất 2 lít) để các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt nhất.
  • Tăng cường vận động nhẹ nhàng: đi bộ, tập yoga mỗi ngày. Đặc biệt cần nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng nhọc, ngủ đủ giấc
  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Tránh các suy nghĩ tiêu cực, không tìm đến rượu, bia, cà phê, thuốc lá...
  • Không được sử dụng thuốc tránh thai hoặc tự ý dùng các loại thuốc điều hòa kinh nguyệt trong giai đoạn này, có thể gây ảnh hưởng đến nội tiết tố và chu kỳ kinh.
kinh-nguyet-khong-deu-sau-sinh-va-nhung-anh-huong-suc-khoe-tieu-cuc3.jpg


► Đi khám sức khỏe sinh sản định kỳ và nhận tư vấn từ chuyên gia
Sức khỏe phụ nữ sau sinh đặc biệt cần chú trọng. Do đó, khi có bất kỳ biểu hiện nào bất thường, để yên tâm chị em nên đến các cơ sở chuyên phụ khoa uy tín để khám và được tư vấn cụ thể.
Tất cả việc dùng thuốc chữa bệnh hoặc rối loạn kinh nguyệt đều phải có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Bác sĩ có thể sẽ chỉ định bổ sinh thêm một số loại thuốc nội tiết tố estrogen để điều trị và ổn định chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ sau sinh.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề kinh nguyệt không đều sau sinh, hi vọng sẽ giúp chị em có thêm thông tin để nhận biết và chữa trị bệnh kịp thời.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN CẦU

✚ Địa chỉ: số 80 – 82 Châu Văn Liêm, Phường 11, Quận 5, TPHCM

✚ Thời gian làm việc: Từ 8h – 20h từ thứ 2 đến chủ nhật (kể cả lễ, tết)

✚ Hotline: 028. 3923 9999 - tư vấn miễn phí 24/24

Xem thêm các vấn đề về phụ khoa và địa chỉ phòng khám uy tìn tại TPHCM.
https://www.sggp.org.vn/phong-kham-phu-khoa-tphcmphong-kham-da-khoa-hoan-cau-449453.html
 
Top